Mức lương thấp nhất để đóng BHXH năm 2016
Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định đối với người lao động hưởng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì căn cứ để đóng Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mức tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều này mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở. Theo quy định khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu vùng thì Công ty phải rà soát, thống kê lại thang lương đang áp dụng nếu chưa phù hợp phải điều chỉnh đúng quy định về mức lương tối thiểu vùng mới (Nghị định 122/2015/NĐ-CP) và thông báo cho cơ quan quản lý lao động địa phương. Trên cơ sở đó điều chỉnh tiền lương trên hợp đồng lao động và lập hồ sơ điều chỉnh lương gửi cơ quan BHXH. Lưu ý: Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%. Khi kê khai hồ sơ báo cáo tăng giảm lao động, điều chỉnh lương thì bạn phải khai báo chính xác mức lương và phụ cấp được đóng Bảo hiểm xã hội đã ký trên hợp đồng lao động, khi có sự thay đổi mức lương cơ sở ảnh hưởng đến mức lương trần tham gia Bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự động cập nhật theo mức lương trần mới. Trường hợp bạn chưa khai báo đúng mức lương và phụ cấp được đóng Bảo hiểm xã hội đã ký trên hợp đồng lao động để đóng bảo hiểm xã hội thì cần lập hồ sơ thủ tục điều chỉnh mức lương đúng với mức lương và phụ cấp được đóng
Thư Viện Pháp Luật