Cho thôi việc vì thu hẹp sản xuất
Trường hợp của bạn, do công ty tiến hành giải thể bộ phận, thành lập bộ phận mới, nghĩa là có sự thay đổi cơ cấu công ty. Do đó, công ty phải tuân thủ theo quy định tại Điều 44 BLLĐ 2012:
“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều NLĐ, thì NSDLĐ có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
Thứ nhất, trường hợp sử dụng lao động theo phương án sử dụng lao động
Theo đó, NSDLĐ phải có phương án sử dụng lao động và ưu tiên đào tạo lại NLĐ để tiếp tục sử dụng. Trong phương án sử dụng lao động phải xác định rõ:
“a) Danh sách và số lượng NLĐ tiếp tục được sử dụng, NLĐ đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh sách và số lượng NLĐ nghỉ hưu;
c) Danh sách và số lượng NLĐ được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; NLĐ phải chấm dứt HĐLĐ;
d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.” (Điều 46 BLLĐ 2012).
Như vậy, hiện tại công ty có chính sách cơ cấu nhân sự, cơ cấu bộ phận, trên phương án sử dụng sẽ thể hiện NLĐ được tiếp tục sử dụng ở vị trí nào, công việc và mức lương ra sao. NLĐ có thể đồng ý với NSDLĐ về việc chuyển sang làm vị trí mới do NSDLĐ đề xuất trong phương án sử dụng lao động hoặc nếu không đồng ý thì có thể trình bày ý kiến ( bằng văn bản).
Thứ hai, trường hợp chấm dứt HĐLĐ và các chế độ khi chấm dứt HĐLĐ
Trong trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại Điều 49 BLLĐ 2012 “Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.”
Ngoài ra, NSDLĐ còn phải tuân thủ quy định của các khoản 2, 3 Điều 47 BLLĐ 2012 khi chấm dứt HĐLĐ:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ lại của NLĐ.”
Thứ ba, đối với LĐ nữ đang mang thai
Khoản 3 Điều 155 Bộ luật LĐ 2012 quy định:
“3. NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp NSDLĐ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”
Trong đó, sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là trường hợp khác với thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Đơn phương chấm dứt HĐLĐ (Điều 38), Sa thải (Điều 126), Chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ (Điều 44)
Thứ 4: Về việc sửa đổi hợp đồng lao động
Căn cứ theo điều 35 Bộ luật lao động 2012 có quy định:
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết.
Nếu vợ bạn và công ty không thống nhất được về ký HĐLĐ mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết.
Thư Viện Pháp Luật