Trách nhiệm của người sử dụng LĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động

Tôi vào Cty Tân Sơn làm công nhân từ tháng 8/2008 đến nay cũng được hơn 6 năm, nhưng đến năm 2012 tôi bị tai nạn lao động trong lúc làm việc. Đến nay thì tay tôi có nhiều biểu hiện tê, đau, không thể làm được những việc hơi nặng vì bàn tay lúc tai nạn trong Cty. Nay Cty lại cho tôi thôi việc nhưng tôi được nhân viên của Cty cho biết là Cty chưa có tham gia BHXH cho tôi. Vậy sau khi tôi thôi việc thì tôi có quyền truy lĩnh BHXH? Cty có bồi thường mất sức lao động cho tôi không?

Thứ nhất, về vấn đề bảo hiểm xã hội

Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:

“1. NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;”

Điểm a Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 cũng quy định:

“1. NSDLĐ có các trách nhiệm sau đây:

a) Đóng BHXH theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lư­ơng, tiền công của NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH;”

Trong trường hợp của bạn cần phân biệt rõ, NSDLĐ chưa tham gia BHXH cho bạn hay đã tham gia BHXH nhưng còn nợ tiền BHXH.

Trường hợp NSDLĐ đã tham gia BHXH nhưng còn nợ tiền BHXH thì họ có trách nhiệm hoàn tất tiền nợ và chốt sổ BHXH cho bạn.

Trường hợp NSDLĐ chưa tham gia BHXH cho bạn thì cơ quan BHXH chưa có cơ sở để truy thu BHXH, bạn có quyền nộp đơn đến Hòa giải viên Lao động của Phòng LĐTBXH của quận, huyện nơi bạn làm việc để được đảm bảo quyền lợi.

Thứ hai, về trách nhiệm của NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động

Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

“Điều 145. Quyền của NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật BHXH.

2. NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà NSDLĐ chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH, thì được NSDLĐ trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật BHXH.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được NSDLĐ bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của NLĐ thì NLĐ cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, trường hợp NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà NSDLĐ chưa đóng BHXH cho cơ quan BHXH, thì được NSDLĐ trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật BHXH. Ngoài ra, NSDLĐ còn phải bồi thường cho NLĐ số tiền tương ứng với từng trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 145 BLLĐ 2012.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào