Phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Sau khi được cơ quan bảo hiểm xã hội chấp thuận cho tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh A đã đề nghị được đóng bảo hiểm mỗi năm một lần nhưng cơ quan bảo hiểm từ chối với lý do pháp luật không quy định. Vậy việc từ chối của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với đề nghị của anh A là đúng hay sai?.

Theo Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 số: 58/2014/QH13 quy định người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
 
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
 
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
 
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
 
a) Hằng tháng;
 
b) 03 tháng một lần;
 
c) 06 tháng một lần;
 
d) 12 tháng một lần;
 
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
 
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào