Cách tính lãi chậm đóng BH
Cách tính lãi chậm đóng 2015 như sau: Căn cứ công văn 555/BHXH-THU ngày 17/2/2012 của BHXH TPHCM quy định Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN: 1. Đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN chậm so với thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH, BHYT, BHTN chưa đóng, trừ số tiền 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH được giữ lại trong kỳ. 2. Phương thức tính lãi: vào ngày đầu hằng tháng, căn cứ số tiền chậm đóng phải chịu tính lãi chậm đóng phát sinh đến cuối tháng trước. Cơ quan BHXH tính số tiền lãi chậm đóng, đưa vào Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của đơn vị. 3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN: Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k Trong đó: * Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN tính tại tháng i. * Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i, được xác định bằng: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN đến cuối tháng trước mang sang tháng tính lãi trừ (-) số phải đóng phát sinh trong tháng trước liền kề tháng tính lãi i. * Lcdi-1 : lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi. * k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; Đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12 ( kể từ 01/01/2015 lãi suất tính lãi chậm đóng, truy đóng BHXH, BHTN là 10.45%/ năm và năm 2015 là 7,45%/ năm). Ngoài ra, ngày 20/04/2016 BHXH Việt Nam đã có công văn số 1379/BHXH-BT về việc hướng dẫn tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện quy định tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/01/2016 như sau: - Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày phải đóng theo quy định thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng. - Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng. - Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN: Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1) Trong đó: * Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng). * Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau: Pcđi = Plki - Spsi (đồng) (2) Trong đó: Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có). Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau: + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi; + Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng. * k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau: - Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố. - Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Thư Viện Pháp Luật