Quyền mắc đường dây tải điện của chủ sở hữu BĐS

Năm 2007 tôi có mua một căn nhà trị giá 140 triệu đồng (bao gồm nhà, đất và đường dây điện sinh hoạt do gia đình tự bỏ tiền để kéo) khi mua thì bên bán bàn giao giấy tờ đất và giấy tờ đăng ký mua điện cho tôi, nhưng khi làm hợp đồng mua bán thì chỉ ghi là mua bán đất trị giá 20 triệu đồng, còn nhà và đường dây điện thì không ghi trong hợp đồng, mà chỉ nói miệng và bàn giao giấy tờ. Đến năm 2009, tôi đã ký một giấy đồng ý cho một hộ gia đình khác trong hẻm được mắc điện trên đường dây của tôi. Năm 2010, tôi đã ký hai giấy đồng ý cho 2 gia đình khác mắc điện. Năm 2014, có một gia đình nữa đến làm nhà trong hẻm đó, xin ký giấy đồng ý cho lắp điện thì tôi yêu cầu phải đóng góp thêm tiền để làm đường dây điện rồi tôi mới ký, nhưng gia đình đó không đóng mà lên làm việc với điện lực, khi đó điện lực đến kéo đường điện cho gia đình nói trên. Xin hỏi cơ quan điện lực làm như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Tôi có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi về đường dây điện của mình?

- Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện tại Điều 41, khoản 2, Luật Điện lực sửa đổi bổ sung 2012 quy định như sau:

a) Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;

b) Bảo đảm cung cấp dịch vụ phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện, đơn vị bán lẻ điện, đơn vị bán buôn điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn theo hợp đồng, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực;

Điều 276, Bộ luật Dân sự 2005, quy định quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề, theo đó chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Theo Điều 273, Bộ luật Dân sự 2005 quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí gas, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.

Như vậy, nếu việc kéo đường dây điện đó cần thiết phải đóng góp thêm chi phí làm đường dây điện, đảm bảo an toàn trong quá trình tải điện cho các hộ khác thì bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận với hộ gia đình.

Theo quy định của Luật Điện lực thì trường hợp việc phân phối điện để phục vụ cho hộ gia đình do cơ quan điện lực thực hiện công việc này.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh bất động sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào