Lao động xuất khẩu bỏ trốn, xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", thì tại Điều 35, vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác (khoản 2) quy định như sau: 2. Phạt tiền từ 80.000.000 - 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 điều này; b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 điều này; c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 điều này.
Tuy nhiên, Nhà nước ta có chính sách cho phép gia hạn đối với lao động tự nguyện về nước trước ngày 11.1.2014, thì sẽ không áp dụng quy định phạt tại Điều 35. Cụ thể: Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 1.7.2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng, hoặc ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động xảy ra trước ngày nghị định này có hiệu lực mà tự nguyện về nước trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định tại Điều 35 nghị định này.
Về trường hợp của chị, nếu tự nguyện về nước ngày 11.1.2014 thì sẽ không áp dụng quy định xử phạt quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013.
Thư Viện Pháp Luật