Trợ cấp lương hưu và BHXH 1 lần
Theo quy định người lao động có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trừ trường hợp ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Như vậy, mẹ của ông bà tham gia BHXH từ tháng 8/1998 đến thời điểm này (tháng 6/2016) được 18 năm 11 tháng. Nếu lựa chọn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì xin nghỉ việc và dừng đóng bảo hiểm xã hội trước tháng 7/2018; sau 1 năm kể từ lúc nghỉ việc thì nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần. Nếu lựa chọn hưởng lương hưu thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi nghỉ hưu (tháng 7/2019). Muốn nghỉ hưu trước tuổi thì mẹ của bạn phải đi giám định y khoa nếu suy giảm 61% trở lên thì được giải quyết hưu trí. Người lao động nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi (55 tuổi) bị trừ tỷ lệ 2% lương hưu. Giả sử mẹ bạn nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi (năm 2019) thì đóng BHXH được 21 năm (8/1998 – 7/2019), tỷ lệ lương hưu tương ứng với 21 năm đóng BHXH là 57%. Nếu nghỉ hưu sớm trong năm 2018, đóng BHXH được 20 năm thì tỷ lệ lương hưu là 55%. Tỷ lệ hưởng lương hưu khi nghỉ trong năm 2018 sẽ bị trừ 2% (nếu tuổi nghỉ hưu đúng 54 tuổi) hoặc 1 % (nếu 54 tuổi và có tháng lẽ dưởi 6) hoặc không bị trừ % nếu 54 tuổi và có trên 6 tháng lẽ. Cần lưu ý với mẹ của bạn là nhận lương hưu có lợi hơn hưởng BHXH 1 lần. Do đó, mẹ bạn cần cân nhắc kỹ khi nhận trợ cấp BHXH 1 lần. Hiện nay, không có quy định cho trả tiền trợ cấp BHXH 1 lần đã nhận để chuyển sang hưởng lương hưu.
Thư Viện Pháp Luật