Quyền và trách nhiệm của người lao động trong luật bảo hiểm xã hội

Quyền và trách nhiệm của người lao động trong bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

I. Người lao động có các quyền sau đây:
 
1. Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
 
2. Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
 
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
 
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
 
a) Đang hưởng lương hưu;
 
b) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
 
c) Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
 
5. Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
 
6. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều 18; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin quy định tại khoản 11 Điều 20 của Luật  bảo hiểm xã hội;
 
7. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
 
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
 
II. Trách nhiệm của người lao động:
 
1. Người lao động có các trách nhiệm sau đây:
 
a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
 
b) Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội;
 
c) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định;
 
d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
 
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây:
 
a) Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
 
b) Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
 
c) Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào