Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế có được hưởng chế độ nào khác không?
Căn cứ Điều 28 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi."
Trường hợp vợ bạn nếu đã có tham gia BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Ngoài ra vợ bạn còn được hưởng chế độ khám thai 5 lần trong suốt thai kỳ và mỗi lần 1 ngày. Thời gian khám thai này tính theo ngày làm việc.
Đối với BHYT, nếu vợ bạn khi sinh con tại đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định. Trường hợp vợ bạn sinh con tại Cơ sở KCB không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng theo tỷ lệ như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú
Thư Viện Pháp Luật