Nghỉ trước sinh bao nhiêu ngày
1. Về chế độ BHXH: Theo khoản 1 Điều 34 Luật BHXH năm 2014 quy định Thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Việc nghỉ trước khi sinh 1 tháng hay 2 tháng tùy thuộc vào sức khỏe của người mẹ, chỉ định của bác sĩ (nếu có) hoặc thỏa thuận giữa người lao động nữ mang thai với đơn vị sử dụng lao động. Nếu có nhu cầu phải nghỉ sớm trước 2 tháng để về quê sinh con thì vợ ông có thể trình bày với đơn vị để được thông cảm và giải quyết theo nguyện vọng. Chế độ thai sản khi lao động nữ sinh con: Theo Điều 31. Luật BHXH quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Như vậy, nếu vợ ông có đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian tháng trước khi sinh con thì sẽ có trợ cấp thai sản. Mức hưởng trợ cấp thai sản: Theo điều 39 Luật BHXH năm 2014, Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, vợ ông còn được trợ cấp 1 lần khi sinh con bằng 2 tháng lương cơ sở tại thời điểm sinh con. Thủ tục hưởng trợ cấp thai sản: Sau khi sinh con thì vợ ông nộp bản sao giấy khai sinh của con cho đơn vị nơi đang làm việc trước khi nghỉ sinh con. 2. Về BHYT: Vợ ông đăng ký tại BV đa khoa KCN Tân Bình để chuyển về Lâm Đồng sinh thì phải chuyển viện, đề nghị liên hệ trực tiếp BV đa khoa KCN Tân Bình để được tư vấn thủ tục. Em hỏi phòng Giám định thủ tục thông tuyến khám chữa bệnh. Cụ thể trường hợp này trả lời theo hướng: Vợ ông khi sinh con cứ đến BV tuyến huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng để sinh thì không cần làm thủ tục chuyển viện. Khi vào viện, xuất trình thẻ BHYYT còn thời hạn sử dụng cho BV. Việc thanh toán chi phí BHYT trong thời gian nằm viện thực hiện theo quy định (như người đi KCB đúng tuyến có trình thẻ BHYT).
Thư Viện Pháp Luật