hửong chế độ thai sản như thế nào
1. Về đóng bảo hiểm xã hội: Luật BHXH năm 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng… Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Như vậy, bà có giao kết hợp đồng lao động với công ty X từ đủ 03 tháng trở lên thì bà và công ty X phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó bà không thể tự nguyện trích 32,5% mức tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội thay cho công ty được. Bà có thể gửi đơn khiếu nại công ty X về việc đóng bảo hiểm xã hội đến cơ quan BHXH hoặc khởi kiện công ty ra tòa. 2. Về chế độ thai sản: Theo Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Bà có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ từ tháng 01/2016 đến 06/2016 thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con tháng 09/2016. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người lao động đã nghỉ việc trước thời điểm sinh con là Sổ BHXH; bản sao Giấy khai sinh của con, nộp cho BHXH quận, huyện nơi cư trú./.
Thư Viện Pháp Luật