Quy định của luật bảo hiểm xã hội về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

Trong thời gian làm việc theo hợp đồng tại Công ty A, chị Z đã phải nằm điều trị bệnh 45 ngày. Vậy nay chị Z muốn được hưởng chế độ ốm đau thì phải lập hồ sơ có các loại giầy tờ gì để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết?

Căn cứ vào Điều 102 mục II Chương VII Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016,, khi có thời gian nằm điều trị bệnh 45 ngày mà nay chị Z muốn được hưởng chế độ ốm đau thì phải lập hồ sơ gồm có các loại giấy tờ sau đây để yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết:
 
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
 
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơquy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
 
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội
 
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
 
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
 
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
 
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào