trường hợp của mẹ tôi có được coi là tai nạn lao động ko, các giấy tờ để làm chế độ TNLĐ gồm những giấy gì, TNLĐ mẹ tôi sẽ được hưởng những gì?

Vui lòng cho tôi xin hỏi : 1. Mẹ tôi trong thời gian trên đường đi làm về bị xe máy va chạm, kéo lê một đoạn dẫn đến bị lún vỡ thân đốt số 12, chùn cột sống. Ban đầu khi xảy ra tai nạn mẹ tôi được chuyển vào viện huyện điều trị, rồi chuyển lên viện tỉnh, rồi chuyển lên viện Việt Đức mổ bằng phương pháp bơm xi măng bong bóng. Phương pháp này chi phí 60tr, cho tôi hỏi khi được chuyển viện đúng tuyến thì phương pháp mổ này được BHXH chi trả bao nhiêu %. 2. Trường hợp mẹ của tôi có được hưởng chế độ TNLĐ không ? Hiện tại mẹ tôi đang công tác tại Bưu điện huyện. Thủ tục để hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì ? Và được trợ cấp như thế nào ? BHXH thanh toán cho mẹ tôi trong thời gian nằm viện và điều trị được tính như thế nào. 3. Gần cuối năm nay (2016) mẹ tôi đủ tuổi về hưu, mẹ tôi bị tai nạn giữa tháng 4/2016( hiện tại mới chỉ đi lại nhẹ nhàng, còn lại phải có người chăm sóc, phục vụ) thì có được về hưu trước 6 tháng theo quy định không. 4. Ngoài ra mẹ tôi còn được hưởng trợ cấp gì nữa không ? Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất của BHXH. Tôi xin chân thành cảm ơn !

1. Chuyển phòng GĐBHYT. 2. Chế độ tai nạn lao động: Luật BHXH quy định người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này. Mẹ của ông đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động do quỹ BHXH chi trả. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, gồm: - Sổ bảo hiểm xã hội. - Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông. - Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động. - Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. - Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động. 3. Điều 144 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. - Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. - Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này. Như vậy, trong thời gian nằm viện mẹ của ông được đơn vị thanh toán phần chi phí đồng chi trả, những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả, trả đủ tiền lương và bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động. 4. Nghỉ hưu trước tuổi: Điều 55 Luật BHXH năm 2014 quy định người lao động khi nghỉ việc từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2010 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu. Mẹ của ông có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi. Trường hợp giám định sức khỏe không đạt 61% thì sẽ giải quyết hưu trí khi đủ 55 tuổi./.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào