Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng kỷ luật

Qua nghiên cứu Dự thảo Nghị định, bà Nguyễn Mai Lan cho rằng cần xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kỷ luật là đánh giá, phân tích các kết quả điều tra xác minh để xác định lỗi của người có hành vi vi phạm và tương ứng với mức lỗi đó là hình thức kỷ luật nào để tư vấn cho người có thẩm quyền quyết định kỷ luật. Theo bà Nguyễn Mai Lan, trong một số trường hợp không cần thiết phải thành lập Hội đồng kỷ luật, như: Hành vi vi phạm của công chức được cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện và lập biên bản theo quy định của pháp luật; công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả; công chức khai man lý lịch đã được cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xác minh.

Khoản 1 Điều 17 Dự thảo Nghị định quy định: "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật căn cứ vào từng trường hợp cụ thể quyết định thành lập hoặc không thành lập Hội đồng kỷ luật để thực hiện nhiệm vụ tư vấn trong việc xem xét, đề xuất áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của công chức", do vậy, để thực hiện được nhiệm vụ tư vấn cho người đứng đầu quyết định, Hội đồng kỷ luật cũng sẽ phải làm các nhiệm vụ nhằm mục đích xác định đúng tội danh công chức phạm phải để tư vấn cho người đứng đầu quyết định hình thức kỷ luật phù hợp.

Việc quyết định thành lập hay không thành lập Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, do vậy, đối với các trường hợp bà Nguyễn Mai Lan nêu trên, việc có thành lập hay không thành lập Hội đồng kỷ luật do người đứng đầu quyết định.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào