Các trường hợp giới hạn quyền sở hữu trí tuệ?

Các trường hợp giới hạn quyền sở hữu trí tuệ?

 Theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu những sản phẩm trí tuệ do chính mình tạo ra hoặc do nhận chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trên thực tế quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức có thể bị hạn chế trong một số trường hợp.

Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 

Các trường hợp bị giới hạn quyền sở hữu trí tuệ

Thứ nhất, Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này. 

Thứ hai, Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Thứ ba, Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 bổ sung điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu trí tuệ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào