Có tác phẩm có nên đăng ký quyền tác giả?
Trong thời đại công nghệ thông tin số được phát triển mạnh mẽ, các tổ chức, cá nhân đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đăng ký quyền tác giả là gì?
Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Có tác phẩm có nên đăng ký quyền tác giả?
Mỗi tác giả khi sáng tạo ra một tác phẩm thể hiện nó qua hình thức nhất định thì ngay khi đó quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh mà không phân biệt tác phẩm đó đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.
Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc đối với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu quyền liên quan. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân hoặc cơ quan mình, nên hiện nay, cá nhân tổ chức đã sử dụng các biện pháp hữu hiệu, cần thiết đó là đăng ký bản quyền tác giả và quyền liên quan khác tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009.
Thư Viện Pháp Luật