Khám bệnh vượt tuyến ở Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM nhưng quên mang thẻ BHYT có được thanh toán chế độ bảo hiểm y tế không?
- Cả 03 trường hợp trên đều đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT nhưng không trình thẻ hoặc khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng KCB BHYT, theo quy định tại phần II, mục II, điểm 3 Quyết định số 82/QĐ-BHXH, người bệnh tự thanh toán chi phí với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó mang chứng từ đến cơ quan BHXH để thanh toán trực tiếp.
Căn cứ quyền lợi theo đối tượng tham gia BHYT, phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh phù hợp với hạng bệnh viện theo quy định của Bộ y tế và chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính, cơ quan BHXH chi trả trực tiếp cho người bệnh phần chi phí thực tế thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại điểm 1 phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC.
- Hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán trực tiếp
+ Bản sao thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và một loại giấy tờ có ảnh hợp lệ.
+ Bản sao giấy ra viện (điều trị nội trú )
+ Bản sao đơn thuốc, hoặc sổ y bạ đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú theo quy định.
+ Biên lai thu viện phí, hóa đơn mua thuốc theo quy định của Bộ Tài chính
+ Trường hợp khám chữa bệnh nước ngoài, nộp thêm bản dịch có công chứng sang tiếng việt toàn bộ hồ sơ (Quyết định cử đi học, công tác ở nước ngoài của cấp có thẩm quyền )
- Trường hợp người bệnh không tự đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán, người làm thủ tục thanh toán hộ phải có giấy ủy quyền hoặc giấy chứng nhận quyền đại diện hợp pháp cho người bệnh.
Thư Viện Pháp Luật