Những tháng tôi không được hưởng lương có được gọi là thất nghiệp không?

Tôi là 1 giáo viên dạy hợp đồng 7 năm, hè tôi không được hưởng lương, tôi có tham gia bảo hiểm, vậy những tháng tôi không được hưởng lương có được gọi là thất nghiệp không? Nếu có tại sao tôi không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp? tất cả giáo viên thuộc dạng biên chế nhà nước cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, tiền đó không dùng trả cho những người thất nghiệp như tôi, vậy tiền đó sử dụng đi đâu?

 Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, tại Điều 15 nêu rõ:
            Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
            1- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV theo quy định của pháp luật.
            Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện HĐLĐ hoặc HĐLV ít nhất một ngày trong tháng đó.
            2- Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động (Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh) khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV.
            3- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký với Trung tâm Giới thiệu việc làm.
            Như vậy, nếu thỏa mãn các điều kiện trên đây bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và tiền đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp dùng để trả cho những người đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào