Trường hợp nào cơ quan Bảo hiểm xã hội giới thiệu để người lao động được hưởng chế độ BHXH?
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội:
* Người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu:
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
- Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, khi có tuổi đời: nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên, vì điều kiện sức khỏe và có yêu cầu hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi);
- Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên mà trong đó có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành, vì điều kiện sức khỏe và có yêu cầu hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi);
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ hai mươi năm mà sức khỏe yếu và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần (nam chưa đủ 60 tuổi, nữ chưa đủ 55 tuổi).
* Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giới thiệu:
- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;
- Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
+ Bị tai nạn lao động nhiều lần;
+ Bị nhiều bệnh nghề nghiệp;
- Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng bảo hiểm xã hội.
Thư Viện Pháp Luật