Trường hợp đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm, quyền lợi của người nghỉ hưu được giải quyết như thế nào?

Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cho biết trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm, quyền lợi của người nghỉ hưu được giải quyết như thế nào?

 Theo Thông tư số 23/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 về hướng  dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và công văn số 481/BHXH-CSXH ngày 29/01/2013 của Bảo hiểm xã hội việt Nam quy định:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho tổ chức Bảo hiểm xã hội chậm nhất 30 ngày trước thời điểm người lao động được hưởng lương hưu.

Trường hợp người sử dụng lao động nộp hồ sơ chậm so với quy định thì phải có thêm văn bản giải trình của người sử dụng lao động ( đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc) hoặc của người lao động (đối với người tự đóng BHXH bắt buộc, người bảo lưu thời gian đóng BHXH và người đang tham gia BHXH tự nguyện). Nội dung văn bản giải trình cần nêu rõ trong thời gian nộp hồ sơ chậm người lao động cư trú ở đâu, có bị phạt tù giam hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích không; đồng thời cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình;

Trường hợp nộp hồ sơ chậm do người lao động phải thi hành án tù giam hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích thì cần bổ sung hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để làm căn cứ xác định thời điểm hưởng lương hưu;

Lương hưu của người lao động trong thời gian nộp hồ sơ chậm được giải quyết truy lĩnh theo mức quy định của chính sách từng thời kỳ, không bao gồm tiền lãi./.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào