Giải quyết tranh chấp tài sản của người có công với cách mạng
Vì trong thư anh chưa nêu cụ thể nên luật sư xin nêu các quy định của pháp luật về vấn đề anh hỏi như sau: + Trường hợp tài sản được Nhà nước cấp cho người có công với cách mạng (cấp khi bố anh còn sống) thì tài sản này được coi là tài sản riêng của người đó, trừ trường hợp họ đã nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Khi họ chết thì tài sản đó là di sản để lại cho các thừa kế của họ. Trường hợp sau khi người có công với cách mạng đã chết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có quyết định cấp cho họ được hưởng tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản đó là di sản để lại cho các thừa kế của họ. + Trường hợp tài sản được cấp cho thân nhân của người có công với cách mạng: Nếu sau khi người có công với cách mạng đã chết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới quyết định cho thân nhân của họ được hưởng tài sản theo quy định của pháp luật và giữa các thân nhân của người đó có tranh chấp về tài sản và yêu cầu Toà án giải quyết thì đây là là vụ án chia tài sản chung. Khi giải quyết cần phân biệt như sau: - Nếu trong quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có ghi cụ thể tên người được hưởng tài sản, thì chỉ người có tên mới được hưởng tài sản đó. - Nếu trong quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không ghi rõ người được hưởng là ai mà chỉ ghi cấp chung cho thân nhân của người có công với cách mạng, thì thân nhân của người đó được hưởng chung (trong trường hợp này thân nhân của bố anh là anh em anh). Như luật sư đã nêu thì trường hợp của gia đình anh anh phải xem xét ở các trường hợp xem tài sản đó cấp cho bố anh khi còn sống hay khi đã chết; nếu khi đã chết thì cấp cho ai trong gia đình hay chỉ ghi chung. Trong trường hợp này phải xác định di sản này thuộc về ai, từ đó mới xác định được ai là người thừa kế, trên cơ sở đó Toà án xem xét để chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật..
Thư Viện Pháp Luật