Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ công chức, viên chức
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi dộc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường, chưa được tính vào hệ số lương. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung (ví dụ hiện nay mức lương tối thiểu chung là 540.000đồng thì mức 0,1 được hưởng là 54.000đồng/ tháng). Mức 0,1 được áp dụng khi cán bộ, công chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau: + Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm. + Làm việc trong môi trường chịu áp xuất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh. + Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép. + Làm việc ở nơi có phóng xạ, hoặc điện từ, từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nếu làm việc ở nơi có hai yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng phụ cấp độc hại ở mức 0,2; nếu làm việc ở những nơi có 3 yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng hưởng trợ cấp ở mức có hệ số là 0,3 và nếu làm việc ở những nới có đủ cả 4 yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng hưởng phụ cấp độc hại ở mức có hệ số 0,4. Như luật sư đã nêu và phân tích, áp dụng với trường hợp của bạn, làm việc ở thư viện, thiết bị trường học là nơi thường xuyên tiếp xúc với chất độc như bụi giấy, bụi mốc của sách, dồ dùng học tập… thì chỉ được áp dụng hưởng mức phụ cấp độc hại ở mức có hệ số 0,1 ( tức là được phụ cấp thêm 54.000đồng/ tháng). Việc bạn nghe nói được hưởng phụ cấp 20% chỉ áp dụng cho cán bộ, công nhân viên chức ngành giáo dục đang trực tiếp giảng dậy trong các cơ sở giáo dục công lập (thường gọi là tiền đứng lớp).
Thư Viện Pháp Luật