Trường hợp nào thì được hưởng chế độ tai nạn lao động ? Và thủ tục ra sao?

CNVC và người lao động tham gia đóng BHXH đầy đủ, xin hỏi trường hợp nào thì được hưởng chế độ tai nạn lao động ? và thủ tục ra sao? 

 1- Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động: Tại mục 1, phần III thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
            a) Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm:
            - Tai nạn xảy ra trong lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công;
            - Tai nạn trong thời gian ngừng việc giữa giờ do nhu cầu sinh hoạt đã được chế độ, nội quy quy định như vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
            - Tai nạn trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, trong thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.
            b) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.
            c) Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày, người lao động vẫn thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.
                        2- Về thủ tục hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động: Quyết định 777/QĐ-BHXH, ngày 17/5/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt nam quy định:
 - Sổ BHXH;
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB);
- Biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;
- Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông. Ngoài ra, nếu bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú. (Nếu không có Biên bản tai nạn giao thông được thay bằng "bản sao Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông", theo quy định số 2784/LĐTBXH-BHXH ngày 20/8/2010 của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội).
 
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào