Chế độ hưu trí đối với cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có 20 năm đóng BHXH trở lên. + Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên… Luật quy định người lao động đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện khi có một trong các trường hợp sau: + Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên. + Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời. Như luật BHXH và các Thông tư hướng dẫn đã quy định như đã nêu trên, đối chiếu với trường hợp của anh, thì anh có được hưởng phụ cấp công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc hưởng phụ cấp khu vực có hệ số 0,7 trở lên hay không (điều này được ghi trong lý lịch và hồ sơ cán bộ của anh). Nếu thời gian trên anh được hưởng các chế độ đó thì đương nhiên anh được nghỉ hưu khi 55 tuổi. Nếu anh đi giám đính sức khoẻ mà bị suy giảm 61% trở lên thì anh được nghỉ hưu nhưng hưởng mức lương thấp hơn (giảm 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, trường hợp của anh bị giảm mất 5% cho 5 năm nghỉ hưu trước tuổi). Anh tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu, chứ không được tính mức lương khi anh chuyển ngành.
Thư Viện Pháp Luật