Quy định về chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến
Theo quy định về BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì khi anh phục viên sau đó chuyển ngành về Nông trường cà phê Phước Sơn. Theo quy định thì các khoản tiền phục viên chuyển ngành của anh do BHXH chi trả nếu anh xuất ngũ về địa phương. Trong trường hợp này anh chuyển ngành nên tiền phục viên xuất ngũ đó BHXH không chi trả mà tính thời gian nộp BHXH cho anh kể từ năm 1974, để sau này anh hưởng chế độ hưu trí khi đủ điều kiện về tuổi đời và số năm đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH để nghỉ hưu. Việc anh nêu Nông trường không trả anh tiền phục viên xuất ngũ cho anh là không đúng mà khoản tiền này do BHXH chi trả nếu quân nhân về địa phương, còn nếu quân nhân chuyển ngành thì số tiền đó ngân sách Nhà nước không chi trả ( kể cả khi anh đã nhận số tiền này rồi thì khi anh chuyển ngành vào Nông trường anh cũng phải nộp lại BHXH theo quy định). Quyết định 142 quy định các đối tượng được áp dụng quyết định này là những quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhận ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí,chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng. Đối chiếu với quy định của pháp luật, anh nhập ngũ năm 1974 đến năm 1984 thì chuyển ngành, như vậy anh có 10 năm công tác trong quân đội, sau đó chuyển ngành sang Nông trường cà phê (doanh nghiệp Nhà nước). Hiện tại anh vẫn đang công tác trong doanh nghiệp Nhà nước, sau này anh đủ điều kiện về tuổi đời và đủ năm đóng BHXH theo luật về BHXH thì anh được hưởng chế độ hưu trí theo quy định, nên anh không được hưởng chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 142 ngày 27/10/2008.
Thư Viện Pháp Luật