Quy định về nâng luơng đối với chuyên viên trong DN
Theo quy định của Bộ Luật lao động, các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tiền lương đối với người lao động làm việc trong DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Nghị định 205 ngày 14/12/2004 của Chính phủ về hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Cty Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành thì chế độ nâng bậc lương được quy định như sau: + Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời, DN lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong DN. + Người lao động có đủ các điều kiện sau thì được xét nâng bậc lương hàng năm: - Có thời gian làm việc tại DN ít nhất 1 năm trở lên; - Thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng, chất lượng theo hợp đồng lao động đã ký kết. - Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ Luật lao động và nội quy lao động của DN. + Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Khuyến khích người sử dụng lao động nâng bậc lương sớm đối với người lao động tài năng, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN. Theo bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ ở các Cty Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 205 thì chức danh chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính có 6 bậc, bậc 3/6 có hệ số lương là 4.66 và bậc 4/6 có hệ số lương là 4,99 Với điều kiện của anh như anh đã nêu thì anh đủ điều kiện được nâng lương từ bậc 3/6 lên bậc 4/6 và căn cứ vào mức lương đó để anh đóng BHXH. Việc Cty cho rằng quy chế của Cty quy định ngạch chuyên viên chính, kỹ sư chính chỉ áp dụng cho các chức danh Giám đóc, Phó giám đốc, và Kế toán trưởng là không đúng vì quy chế của Cty phải thực hiện đúng luật và các văn bản thi hành luật, không được quy định trái pháp luật. Đối với các chức danh trên pháp luật cũng có bảng lương riêng kèm theo Nghị định 205
Thư Viện Pháp Luật