Cách tính lương bình quân
Điều 16 nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
"Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản theo khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai, nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại các Điều 29, 30 và Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội".
Công văn số 481/BHXH-CSXH ngày 29/01/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện chính sách BHXH cũng nêu rõ:
"Trường hợp người lao động sinh con, nhận nuôi con nuôi, khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai từ ngày thứ 15 trở đi của tháng mà tháng đó có đóng BHXH thì bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tính hưởng trợ cấp thai sản gồm cả tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng đó.
Như vậy, người sinh ngày 01/12/2013 thì tính lương bình quân 6 tháng liền kề là từ tháng 6,7,8,9,10,11/2013; người sinh ngày 30/12/2013 tính lương bình quân từ tháng 7,8,9,10,11,12/2013.
Thư Viện Pháp Luật