Không được cộng nối thời gian đã hưởng trợ cấp 1 lần
Căn cứ hồ sơ gốc, sổ BHXH và các giấy tờ khác chứng minh thời gian công tác của ông được tính thời gian tham gia BHXH từ tháng 4/1990 đến tháng 9/2010 ở thị trấn Phúc Yên (nay là phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên) có 20 năm 6 tháng, đủ điều kiện nghỉ hưu. BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết cho ông Hùng được nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/11/2010, tỷ lệ hưởng lương hưu 56% là đúng quy định Luật BHXH.
Tuy nhiên, ông Hùng đề nghị được cộng nối thời gian tham gia quân đội từ tháng 5/1971 đến tháng 8/1976 với thời gian công tác tại UBND thị trấn Phúc Yên, Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay là phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên). Theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Căn cứ vào lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ, phiếu đảng viên và giấy tờ khác thì sau khi phục viên ông Hùng chuyển ngành về công tác tại Trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Phú (nay là Trường Cao đẳng sư phạm Phú Thọ) từ tháng 8/1977 đến tháng 11/1989 và nghỉ thôi việc tháng 12/1989.
Theo BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, khi nghỉ thôi việc không rõ ông Hùng đã hưởng chế độ trợ cấp 1 lần, hay chưa hưởng trợ cấp 1 lần vì ông không cung cấp được hồ sơ để chứng minh. Do vậy, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc chưa đủ căn cứ để giải quyết. Nếu ông Hùng nghỉ thôi việc đã hưởng chế độ trợ cấp 1 lần, trong đó đã tính thời gian công tác trong quân đội thì thời gian tham gia quân đội không được cộng nối để tính thời gian tham gia BHXH sau này (chỉ được tính 1 lần).
Thư Viện Pháp Luật