Việc bồi thường oan sai mới chỉ áp dụng trong các vụ án hình sự
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì bản án sơ thẩm dân sự hoặc bản án phúc thẩm dân sự bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau đây: + Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự được quy định tại chương VII Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). + Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. + Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng với quy định của BLTTDS hoặc có vi phạm nghiệm trọng về thủ tục tố tụng. Như vậy, bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm bị cấp giám đốc thẩm kháng nghị và huỷ án để xét xử lại vì vi phạm tố tụng trong hai trường hợp đó là: Vi phạm về nội dung hoặc vi phạm hình thức. Nếu án sơ thẩm, phúc thẩm chỉ vi phạm về hình thức như vi phạm về thành phần xét xử, các thủ tục tố tụng hình sự... thì khi xét xử lại về mặt nội dung vẫn được giữ nguyên, không thay đổi. Trong trường hợp vụ kiện của chị, luật sư chưa nắm được các nội dung của vụ kiện nên chưa thể khẳng định trong quá trình giải quyết vụ án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm vi phạm về nội dung hay vi phạm về mặt hình thức mà cấp giám đốc thẩm phải huỷ để giải quyết lại vụ án. Nhưng theo chị trình bày thì nội dung vụ án khi xét xử lại vẫn giữ nguyên như án phúc thẩm trước đây đã xử. Vậy vụ án này các cơ quan tiến hành tố tụng có những vi phạm về mặt hình thức nên cấp giám đốc phải huỷ án để xét xử phúc thẩm lại và khi xét xử lại thì phần nội dung vụ án vẫn được giữ nguyên. Do vậy theo pháp luật về tố tụng dân sự thì các cơ quan tố tụng không vi phạm pháp luật mà do quá trình tố tụng vụ án phải huỷ đi huỷ lại nên kéo dài trong nhiều năm gây thiệt hại cho chính nguyên đơn và bị đơn trong vụ án. Đây là một thực tế mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã và đang khắc phục. Hiện nay, việc bồi thường oan sai do các cơ quan tố tụng gây ra mới chỉ áp dụng đối với các vụ án hình sự theo tinh thần Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, còn đói với các vụ án dân sự như trường hợp chị nêu thì chưa có văn bản nào hướng dẫn mà trong bộ luật tố tụng dân sự chỉ hướng dẫn đương sự khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại nếu bị thiệt hại(Điều 392 BLTTDS).
Thư Viện Pháp Luật