Tình huống pháp lý về cá nhân chịu trách nhiệm khi xe công ty gây tai nạn giao thông
Theo tình huống trên: “A, B, C cùng góp vốn thành lập công ty TNHH kinh doanh vận tải hành khách”.
Đây là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic. Các điều kiện để kinh doanh loại hình dịch vụ này tuân theo quy định của Luật Thương mại 2005 và Nghị định 140/2007/ NĐ – CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lôgistic.
Theo đó: Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh ( Thương nhân thực tế theo điều 7 Luật thương mại 2005 không được ghi nhận). Do đó khi chưa được cấp GCNĐKKD thì doanh nghiệp đăng ký hoạt động dịch vụ trên mới là thương nhân thực tế. Chính vì vậy, chủ thể góp vốn sẽ tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình theo luật dân sự 2005. Như tình huống này thì chủ xe gây tai nạn tuy hoạt động vận tải hành khách nhưng chưa được phép hoạt động với danh nghĩa của công ty. Vì công ty chưa được thành lập (Không cần xét đến vốn đã chuyển quyền sở hữu hay chưa vì khi nộp hồ sơ ĐKKD trong thời gian chờ đợi thì thủ tục về vốn góp và bản cam kết góp vốn đã được lập và nộp trong hồ sơ ĐKKD) nên khi gây tai nại chủ xe sẽ chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân về hành vi của mình theo luật dân sự 2005 về điều khiển xe cơ giới gây tai nạn và chịu bồi thường thiệt hại.
Thư Viện Pháp Luật