Tháng 3/2007 Công ty chăn nuôi và chế biến nông sản A (tỉnh H) ký hợp đồng với công ty cao su B (tỉnh T) mua lốp xe ô tô các loại trị giá 1 tỷ đồng. Công ty A đã ứng trước cho công ty B 300 triệu đồng. Theo hợp đồng ngày 1/3/2007 công ty B giao hàng đợt 1 cho công ty A trị giá 400 triệu đồng. Số hàng còn lại sẽ giao tiếp đợt 2 ngày 10/3/2007. Đến ngày 27/4/2007 theo giấy báo của công ty B,công ty A đến nhận hàng. Qua kiểm tra thấy chất lượng hàng hóa không đảm bảo, do vậy công ty A từ chối không nhận hàng và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Biết rằng trong hợp đồng các bên có thỏa thuận: Vi phạm về chất lượng hàng hóa phạt 6% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng phạt 2 % giá trị hợp đồng bị vi phạm cho 10 ngày đầu, 1% cho 10 ngày tiếp theo nhưng tổng số không quá 8%. Không thực hiện hợp đồng phạt 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.Công ty A sẽ gửi đơn đến cơ quan nào để yêu cầu giải quyết ?
Nếu trong hợp đồng có thoả thuận tranh chấp sẽ do cơ quan nào giải quyết thì công ty A sẽ gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền đó giải quyết. Nếu hợp đồng không có thoả thuận đó thì theo điều 317 Luật thương mại 2005 về hình thức giải quyết tranh chấp:
“1. Thương lượng giữa các bên.
3. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thoả thuận làm trung gian hoà giải.
4. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.”
Lưu ý: Ở đây công ty A cần chú ý đến thời hạn khiếu nại, khởi kiện được quy định cụ thể ở điều 318, 319 Luật thương mại 2005.