Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là bất hợp pháp trong những trường hợp nào?
1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp sau:
- Không theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động.
- Người lao động có báo trước cho người sử dụng lao động nhưng tự ý nghỉ việc trước khi hết thời hạn báo trước.
2. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động:
+ Khi người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc (trừ trường hợp ốm đau, thương tật đã điều trị nhiều tháng liền mà khả năng lao động chưa thể hồi phục, do doanh nghiệp giải thể…);
+ Trường hợp người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, đang nghỉ thai sản theo chế độ quy định hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
+ Người lao động đang nghỉ phép hàng năm, hoặc đang nghỉ việc riêng và những trường hợp được người sử dụng lao động đồng ý.
- Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động.
- Vi phạm điều kiện xin ý kiến của tổ chức công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động.
- Vi phạm thời hạn báo trước theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Lao động
Thư Viện Pháp Luật