"Có tính chất chuyên nghiệp" trong tội mua bán người

"Có tính chất chuyên nghiệp" trong tội mua bán người được hiểu như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 2 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH  Số 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP HƯỚNG DẪN VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ HÀNH VI MUA BÁN NGƯỜI; MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM thì 

“Có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 119 của Bộ luật hình sự là trường hợp người phạm tội mua bán người từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy các lần mua bán người làm nghề sinh sống, lấy kết quả của việc mua bán người làm nguồn sống chính.

Đối với trường hợp phạm tội từ 05 lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị áp dụng các tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”, “đối với nhiều người”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “có tính chất chuyên nghiệp".

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào