Có tiến hành phiên tòa phúc thẩm nếu bên bị hại không kháng cáo?

Cho hỏi về kháng cáo: Anh em đánh người bị tuyên án 1 năm tù, Nay nhà em định làm đon kháng cáo. Luật sư cho em hỏi nếu gia đình em làm đơn kháng cáo và gia đình bên bị hại không kháng cáo thì phiên tòa phúc thẩm bên bị hại có tham gia hay không. Và nếu là lần phạm tôi đầu, và nhân thân tốt, có hối lỗi, đã bồi thường tiền thuốc mem cho bị hại thì anh em có thể xin chuyển từ 1 năm tù giam thành tù treo được không.

Theo Khoản 2, 3 Điều 245 Bộ luật TTHS thì: Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm gồm có:

“Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt. Trong các trường hợp khác thì phải hoãn phiên tòa.

Thời hạn hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc tại các điều 45, 46, và 47 của Bộ luật này không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

3. Sự tham gia phiên tòa của những người khác do Tòa án cấp phúc thẩm quyết định, nếu xét thấy sự có mặt của họ là cần thiết.”

Do đó, khi kháng cáo người bị hại vẫn được tham gia phiên tòa phúc thẩm. Trong trượng hợp bạn nêu thì người bị hại đóng vai trò là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo.

Và căn cứ theo điểm b, h Khoản 1 Điều 46, điều 60 Bộ luật hình sự thì:

“Điều 46:Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;”

Tình tiết phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, có hối lỗi, đã bời thường tiền thuốc men cho người bị hại là một trong những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại BLHS.

Và tại Điều 60: Án treo

“1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”

Căn cứ theo quy định này thì anh bạn được Tòa án quyết định cho hưởng án treo vì anh bạn có nhân thân tốt và 2 tình tiết giảm nhẹ tại Khoản 1 Điều 46.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào