"Gây hậu quả nghiêm trọng" trong Điều 189 BLHS

"Gây hậu quả nghiêm trọng" trong Điều 189 BLHS được hiểu cụ thể như thế nào?

Theo điểm 3.4 mục IV thông tư liên lịch số 19/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 08 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì 

 “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Nguyễn Văn V phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000m2. Hành vi phạm tội của V thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

b) Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong BLHS.

 

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào