Thừa kế quyền sử dụng đất và vấn đề chia di sản thừa kế
Về vấn đề tách hộ khẩu, Luật Cư trú quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một nguời có năng lực hành vi dân sự đấy đủ làm chủ hộ để hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị em ruột, cháu ruột thì có thể cấp chung một sổ hộ khẩu. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách hộ khẩu bao gồm: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách hộ khẩu. Khi tách hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, phiếu khai báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ (nếu được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu). Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết tách hộ khẩu. Trường hợp không giải quyết việc tách hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Vấn đề chia thừa kế của anh em anh: Nguồn gốc mảnh đất này là do cha mẹ để lại, mặc dù anh là người đứng tên và cũng là người duy nhất có hộ khẩu thường trú tại mảnh đất này. Nhưng theo Luật Dân sự và Luật Đất đai thì nguồn gốc đất là của cha ông để lại, nếu phát sinh việc chia thừa kế thì 5 anh em có quyền như nhau, nhưng anh có lợi thế hơn là anh có hộ khẩu ở đây và sinh sống từ bé ở ngôi nhà này. Việc anh chị em đề xuất với anh cắt 1/3 mảnh đất để xây nhà thờ, thờ cúng tổ tiên là hợp lý, hợp tình. Anh cần bàn bạc cụ thể để cho anh chị em được thực hiện ý định của mình và ý định đó cũng phù hợp với đạo đức xã hội
Thư Viện Pháp Luật