Tình huống thế chấp tài sản

Tình huống sau đây giải quyết như thế nào:? A thế chấp cho B tài sản X, sau đó A lại đem đi cầm cố cho C.hai giao dịch bảo đảm này lại không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.Sau khi nhận cầm cố, C đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hỏi Xử lý tài sản này ra sao nếu A mất khả năng thanh toán?

Pháp luật không cấm một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự khác nhau.

Điều 324. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác.

Như vậy việc A dùng tài sản X để đảm bảo cho 2 nghĩa vụ dân sự khác nhau cho B và C không có gì là bất hợp pháp. Tuy nhiên A phải có nghĩa vụ thông báo cho C biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho B và Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.

Như vậy nếu A mất khả năng thanh tóan thì theo Điều 325 Bộ Luật Dân Sự 2005.

Điều 325. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Thứ tự ưu tiên thánh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định như sau:

1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;

2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;

3. Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

Như vậy, nếu trường hợp A mất khả năng thanh toán thì thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ là: Thanh toán cho C trước (Vì giao dịch đảm bảo của A với C có đăng ký), sau đó thanh toán cho B.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào