Hỗ trợ pháp lý tham gia tố tụng
Theo như thông tin bạn cung cấp, ở đây chúng tôi hiểu rằng ý bạn muốn đề cập là đã có luật sư nào bào chữa và giúp cho thân chủ của mình thoát khỏi cáo buộc phạm tội trong một vụ án hình sự hay không. (Lưu ý vấn đề tố cáo được giải quyết theo pháp luật về tố cáo và đó không phải là một vụ án).
Về việc cãi “trắng án” thì trong lịch sử tố tụng nước ta không phải là hiếm, hay hiểu một cách đơn giản - khi cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án và Viện kiểm sát buộc tội bị cáo. Trong quá trình xét xử, nếu luật sư bào chữa đưa ra được các chứng cứ và lập luận chứng minh là bị cáo không phạm tội, được Hội đồng xét xử chấp thuận thì đồng nghĩa với việc bác bỏ cáo buộc của Viện kiểm sát, tức là cãi “trắng án” theo cách hiểu thông thường.
Về vấn đề thứ 2, ở đây cần lưu ý lời khai của người làm chứng là một chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành tại Điều 64, 67. Việc người làm chứng là gái mãi dâm, đối tượng cờ bạc, nghiện hút và một số người khác không ảnh hưởng đến việc họ làm chứng. Và tất nhiên, người làm chứng phải chịu trách nhiệm đối với lời khai của mình, đồng thời cơ quan điều tra sẽ xác minh lại lời khai đó.
Để đi đến kết luận một vụ án trãi qua nhiều quá trình, và việc làm thế nào để Luật sư bào chữa có thể “cãi trắng án” là không hề đơn giản, bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trong từng vụ án, chỉ người luật sư mới có thể biết và xử lý linh hoạt.
Điều 64. Chứng cứ
1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.
Điều 67. Lời khai của người làm chứng
1. Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra.
2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.
Vấn đề cuối cùng, Luật sư có uy tín hiện nay là ai. Theo chúng tôi được biết hiện nay có rất nhiều luật sư có uy tín trong giới luật sư, và tất nhiên mỗi người có một điểm mạnh riêng trong lĩnh vực mà mình chuyên trách. Một số điển hình như LS Phạm Hồng Hải, LS Trương Nhật Quang - Trưởng Văn phòng luật sư YKVN, Trần Mạnh Hùng - LS hợp danh (PartnerLS hợp danh (Partner) hãng luật Tilleke & Gibbins, Trần Anh Đức - LS điều hành (Country Managing Partner) hãng luật VILAF - Hồng Đức, Phạm Vũ Khánh Toàn – LS Trưởng VP Luật sư Phạm và liên danh …
Thư Viện Pháp Luật