Bộ trả lời về trường hợp người khuyết tật đi học nước ngoài

Theo thống kê, Việt Nam có 5,3 triệu người khuyết tật. Ở Việt Nam, một người khuyết tật phải có nghị lực phi thường mới tốt nghiệp được đại học trong điều kiện tiếp cận giao thông, y tế hiện nay... Tôi chưa bao giờ ỷ lại mà đã vượt qua rất nhiều rào cản để đóng góp cho cộng đồng với bằng chứng là được Bằng khen của Chủ tịch nước về thành tích xuất sắc trong công tác, lao động và học tập từ 1998-2003. Tuy nhiên, theo tôi được biết, một người khuyết tật nặng được tuyển đi học ở nước ngoài là chưa từng có trong lịch sử. Vì thế, tôi rất muốn biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo có định hướng như thế nào trong việc tuyển chọn người khuyết tật đi du học ở nước ngoài?

Luật Người khuyết tật đã được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010. Theo đó, Luật qui định người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang cùng phối hợp với các ngành liên quan soạn thảo Thông tư qui định các chính sách ưu tiên, hỗ trợ người khuyết tật trong các hoạt động giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và sẽ luôn quan tâm đến các ứng viên thuộc diện chính sách ưu tiên trong quá trình xét tuyển các chương trình học bổng. Tuy nhiên, đối với trường hợp người khuyết tật đi học nước ngoài có điều đặc biệt là khi đi học chế độ chung áp dụng hiện nay cho mọi lưu học sinh sẽ là một khó khăn cho ứng viên. Bởi vì chưa có chế độ kinh phí riêng cho người khuyết tật, và đồng thời cũng phải phối hợp cân nhắc trên cơ sở phía nước ngoài có thông báo về khả năng tiếp nhận đào tạo người khuyết tật thì Bộ mới có thể xử lý trúng tuyển và cử đi học đối với từng trường hợp cụ thể được.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào