Tai nạn lao động trên đường đi làm

Trên đường đi làm về, tôi bị giật dây chuyền, ngã xe và gãy xương phải nằm điều trị 4 tháng. Hôm bị tai nạn tôi không có biên bản tai nạn giao thông. Xin hỏi trường hợp của tôi có được coi là tai nạn lao động không. Công ty tôi chỉ trả tiền phần thuốc men, viện phí và cho tôi hưởng 70% lương cơ bản, 3 tháng nghỉ tiếp theo đó chỉ cho hưỏng 50% lương. Công ty tôi không đóng BHXH và BHYT cho nhân viên. Vậy quyền lợi của tôi phải giải quyết thế nào mới đúng?

Tai nạn xảy ra trong thời gian hợp lý trên tuyến đường đi và về từ nơi  ở đến nơi làm việc được xem là tai nạn lao động. Theo quy định tại điều 143 luật lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh  toáan tiền lương (100%) và chi phí điều trị y tế cho người lao động từ lúc bắt đầu bị tai nạn lao động đến khi thương tật ổn định, người sử dụng lao động giới thiệu người lao động ra Hội đồng giám định y khoa để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Nếu có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 5 % thì tiến hành trợ cấp theo quy định tại Thông tư số 10/2003/BLĐTBXH ngày 18/4/2003 (tiết a, điểm 2, mục II), đồng thòi lập thủ tục gửi cơ quan BHXH để hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Nếu không tham gia BHXH, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán cho người lao động với mức tương đương như quỹ BHXH thanh toán. Nếu quyền lợi chính đáng của bạn không được giải quyết đúng theo qui định của pháp luật, như nêu trên, bạn có thể khiếu nại trực tiếp với thanh tra Sở LĐ-TB&XH hoặc khiếu nại ra toà.  
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào