Đối tượng được cộng nối thời gian công tác

Tháng 7/1983, ông Nguyễn Thế Hiền (TP. Hải Phòng) được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Hưng (cũ) cử đi lao động hợp tác nước ngoài. Tháng 12/1995 khi hết hạn lao động, ông ở lại làm lao động tự do và đến năm 2004 về nước. Từ tháng 12/2005 đến nay ông Hiền công tác tại 2 doanh nghiệp ở TP. Hải Phòng. Ông Hiền đề nghị cơ quan chức năng xem xét, tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với thời gian ông công tác tại nước ngoài với thời gian công tác sau này.

Căn cứ Thông tư số 24/2007/TT-BLĐTBXH ngày 9/11/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài mới thuộc đối tượng được xem xét cộng nối thời gian lao động tại nước ngoài với thời gian công tác sau này để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp là học sinh đã tốt nghiệp trường phổ thông cấp 3 do Sở Lao động cho đi lao động hợp tác nước ngoài được tính thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào