Trình tự, thủ tục đánh giá kết quả hàng năm đối với công chức
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 24 ngày 15/3/2010 (trước đây là Nghị định 115, Nghị định 117 ngày 10/10/2003 và Nghị định số 08; Nghị định số 09 ngày 15/10/2007) của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định về trình tự, thủ tục đánh giá công chức hàng năm như sau: + Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị: - Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác; - Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý, ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp; - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc; + Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi chung là công chức): - Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao; - Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác; - Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp - Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm. - Việc đánh giá công chức trong khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức thực hiện theo trình tự, thủ tục của công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức. Cơ quan sử dụng công chức có nhiệm vụ đánh giá kết quả công tác hàng năm của công chức trong đơn vị mình và có trách nhiệm báo cáo về công tác quản lý công chức theo quy định tại điều 68 Luật Cán bộ, công chức.
Thư Viện Pháp Luật