Các quy định về thủ tục xét miễn, giảm chấp hành hình phạt
Theo quy định tại điều 269 Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết số 02 ngày 2/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ năm “thi hành bản án và quyết định của Toà án” của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thủ tục hồ sơ đề nghị giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt được quy định như sau: Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc hình phạt tù còn lại bao gồm: + Bản sao bản án hoặc bản sao trích lục bản án hình sự; + Văn bản đề nghị của Viện Kiểm sát; + Đơn xin miễn hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt của người bị kết án; + Bản tường trình của người phải thi hành án về việc đã lập công hoặc lập công lớn có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (nếu người thi hành án đã lập công hoặc lập công lớn); + Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án (nếu người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo). Nếu hồ sơ xin xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì ngoài các văn bản như đã nêu trên còn có văn bản đề nghị của cơ quan thi hành hình phạt tù. Nếu hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì có thêm văn bản của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án; Khi nhận được hồ sơ đề nghị miễn, giảm chấp hành hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách thì Chánh án TAND tỉnh phải phân công một thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị, miễn giảm và trong thời hạn 10 ngày phải mở phiên họp xét miễn, giảm. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị và phát biểu quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát các thành viên trong Hội đồng xét miễn, giảm có quyền phát biểu và chấp nhận một phần hoặc toàn bộ đề nghị xét miễn, giảm và ra các quyết định miễn, giảm chấp hành hình phạt cho các bị án. Trên đây là những quy định chung nhất, tuy nhiên khi tiến hành họp xét miễn, giảm cho từng đối tượng hội đồng sẽ xem xét cụ thể đối với từng đối tượng được đề nghị xem xét..
Thư Viện Pháp Luật