Hiểu như thế nào về hành vi bạo lực kinh tế
Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình cũng như Nghị định số 110 ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực về kinh tế được hiểu như sau: - Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng; - Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính; - Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ; - Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên trong gia đình; - Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình. - Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; - Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân; - Ép buộc các thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động; - Ép buộc thành viên gia đình phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống. Những hành vi bạo lực về kinh tế như đã nêu trên đều được xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000đồng đến 2.000.000đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với các thành viên trong gia đình do hành vi bạo lực kinh tế gây ra. Ngoài ra trong Nghị định 110 của Chính phủ quy định rất rõ và cụ thể các hành vi bạo lực gia đình và hình thức xử phạt. Chị cần tìm văn bản trên để nghiên cứu, hiểu rõ hơn và tuyên truyền để chị em cùng tham gia phòng chống bạo lực gia đình.
Thư Viện Pháp Luật