Căn cứ bằng cấp để xếp lương
Căn cứ vào Nghị định 92 ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Thông tư số 03 ngày 27/5/2010 của Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ LĐ, TB- XH hướng dẫn thực hiện Nghị định 92 quy định về xếp lương đối với cán bộ chuyên trách cấp xã như sau: Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thì thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 Nghị định 204/2004. Cán bộ cấp xã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đại học trở lên xếp lương theo ngạch chuyên viên theo (mã số 01.003); tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng xếp lương theo ngạch chuyên viên (cao đẳng mã số 01a003); tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp xếp lương theo ngạch cán sự (mã số 01.004). Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy định của Bộ GD- ĐT và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng được quy định như sau: Văn bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện theo quy định của Bộ GD- ĐT và của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bằng. Bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học do hiệu trưởng nhà trường, nơi tổ chức đào tạo cấp các trình độ tương ứng cấp; cơ sở giáo dục đại học thành viên thì hiệu trưởng trưởng trường đại học thành viên cấp bằng tốt nghiệp. Từ quy định nêu trên, luật gia cho rằng bằng trung cấp chính trị được công nhận là văn bằng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách cấp xã; còn bằng nghề đào tạo thì phải xem nghề đó là nghề gì, có phù hợp với chức danh mà cán bộ hiện đang đảm nhiệm hay không; được đào tạo như thế nào (thời gian đào tạo và thẩm quyền ngưòi cấp văn bằng đó) trên cơ sở đó mà đối chiếu xem văn bằng đó có được công nhận là văn bằng chuyên môn hay không?.
Thư Viện Pháp Luật