Chính sách với quân nhân tham gia kháng chiến
Theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thời gian tính hưởng chế độ là thời gian công tác thực tế của quân nhân trong quân đội từ khi nhập ngũ đến khi phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng.
Đối với các trường hợp chuyển ngành hoặc chuyển sang công nhân viên chức quốc phòng rồi thôi việc thì thời gian công tác ngoài quân đội và thời gian là công nhân viên chức quốc phòng không được tính hưởng chế độ.
Căn cứ quy định nêu trên và đối chiếu nội dung trình bày trong đơn, bà Cao Thị Nhiên được Ban Chỉ đạo thành phố Thái Bình xét, quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần với số tiền bằng 3.200.000 đồng, tương đương thời gian là quân nhân phục vụ trong quân đội 3 năm 7 tháng (từ tháng 2/1975 đến tháng 8/1978) là đúng theo quy định hiện hành.
Theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg, Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975, thì trường hợp bà Nhiên trong thời gian là công nhân viên chức quốc phòng tại các huyện biên giới phía Bắc (từ tháng 2/1979 đến ngày 31/12/1978) hoặc tại các huyện biên giới Tây Nam (từ tháng 5/1975 đến ngày 7/1/1979) hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào (từ tháng 5/1975 đến ngày 31/12/1988), ở Campuchia (từ tháng 1/1979 đến ngày 31/8/1989) hoặc làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở địa bàn Tây Nguyên (từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992) thì vẫn được xem xét, xét hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg. Thời gian tính hưởng chế độ là thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Thư Viện Pháp Luật