Một tài sản thế chấp hai nơi
Theo quy định tại Nghị định 79 ngày 1/11/2001 của Chính phủ thì hồ sơ thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gồm có: Hợp đồng thế chấp giá trị quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Sơ đồ thửa đất (trích lục bản đồ thửa đất hoặc trích đo trên thực địa); Chứng từ nộp tiền thuê đất (trong trường hợp được thuê đất). Khi xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp hoặc đã bảo lãnh để thu hồi nợ được quy định như sau: Khi bên thế chấp hoặc bên được bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh thì quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh được xử lý theo thoả thuận trong hợp đồng; trường hợp không xử lý được theo thoả thuận đã ghi trong hợp đồng thì bên nhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thế chấp, đã bảo lãnh cho người khác để thu nợ (trừ trường hợp đất đã thế chấp, đã bảo lãnh của hộ gia đình, cá nhân nông dân) hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá hoặc khởi kiện tại toà án theo quy định của pháp luật. Theo quy định nêu trên thì ngân hàng đã làm đầy đủ các thủ tục thế chấp theo đúng pháp luật (qua công chứng và Phòng TN- MT) nên được toàn quyền phát mại tài sản để thu hồi nợ theo như hợp đồng vay vốn. Nhưng hiện nay phát sinh việc quỹ tín dụng cũng nhận thế chấp của khách hàng (một tài sản thế chấp ở hai nơi). Vấn đề là phải làm rõ việc sai phạm của cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng để thu hồi lại các giấy tờ liên quan đến thửa đất và việc gian dối của khách hàng vay vốn để xử lý theo pháp luật. Việc thế chấp của khách hàng với tổ chức tín dụng là không đúng pháp luật, chính vì vậy mới xảy ra tranh chấp đáng tiếc như trên. Hiện nay, tòa án đã giải quyết thì phải chờ quyết định cuối cùng của tòa án
Thư Viện Pháp Luật