Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể
Theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, thì: Người có đủ điều kiện quy định có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến. Khi nhận được thông báo của Trung tâm, cơ sở y tế có trách nhiệm: Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người; Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến; Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến; Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết. Thủ tục đăng ký hiến xác: Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây: Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác; Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến. Việc đăng ký hiến xác có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
Thư Viện Pháp Luật