Nhiệm kỳ của Chủ tịch UBND
Theo quy định của Luật Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định: UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở. HĐND và UBND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương. Nhiệm kỳ mỗi khoá của HĐND các cấp là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của HĐND khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khoá sau. Nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khoá mới bầu ra Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND khoá mới. Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục. Như vậy, Chủ tịch UBND xã phải là Đại biểu HĐND và do HĐND bầu. Việc ông Chủ tịch xã của ông đã giữ chức vụ này 3 nhiệm kỳ là không đúng theo quy định của pháp luật nhưng tùy vào tình hình thực tế tại địa phương và năng lực, sự tín nhiệm của người đó có thể vẫn có trường hợp ngoại lệ.
Thư Viện Pháp Luật